[Kiến Thức] Có Phải Dáng Chạy Đẹp Mới Có Thể Chạy Nhanh?

Thanh Hai
Đăng ngày 29/12/2021
695 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Dáng chạy, hay còn gọi là tư thế chạy là chủ đề mà các runner thường hay quan tâm nhất. Mặc dù hiện nay việc tìm kiếm các video hướng dẫn điều chỉnh tư thế chạy không khó, đồng thời thể loại video này cũng nhiều đến nỗi làm cho chúng ta phải phân vân không biết cái nào mới thực sự thích hợp với bản thân. Song, bài viết hôm nay cũng không thể hướng dẫn bạn tìm được tư thế chạy chuẩn và tốt nhất, nhưng sẽ giúp bạn hiểu tường tận hơn về chủ đề này. Vì sao ad lại nói như vậy? Đơn giản là bởi tại vì không hề tồn tại một tư thế chạy hoàn mỹ nào trên thế giới cả!

Chẳng hạn như nữ runner Priscah Jeptoo nổi tiếng với dáng chạy kỳ quặc nhưng cô lại có thành tích khá đáng gờm 2:20:14 cho cự ly marathon. Cô từng xuất sắc đạt huy chương bạc tại giải Vô Địch Điền Kinh thế giới năm 2011, đồng thời cũng là á quân marathon của Olympic Luân Đôn năm 2012. Bạn có thể cho rằng dáng chạy của cô là sai không?

Dáng chạy của Priscah Jeptoo (19) rất là đặc biệt, song cô lại thuộc tốp runner đầu bảng xếp hạng, và thành tích PB marathon của cô là 2 giờ 20 phút 14 giây. (Video: Youtube)

Chân chạy “dị nhân” thứ hai mà ad muốn nhắc đến là Yuka Ando, đến từ Nhật Bản. Mặc dù động tác tiếp đất của chân cô không có gì khác lạ, song động tác đánh tay của cô khá đặc biệt, hai tay luôn áp sát vùng hông, chỉ đánh nhẹ khi chạy, trông như một ninja vậy, do đó động tác chạy của cô được gọi là “dáng chạy ninja”. Thành tích marathon tốt nhất của Ando là 2:21:36. Vậy thì dáng chạy của cô đúng hay sai nhỉ?

Yuka Ando luôn cập sát hai tay vào hông khi chạy, động tác được gọi là “dáng chạy ninja”. (Video: Youtube)

Người thứ ba trong danh sách hôm nay là Nijel Amos, vận động viên chạy nước rút 800 mét đến từ Botswana. So với hai nữ runner trên, dáng chạy của anh không được xem là “kỳ quái” lắm, tuy nhiên điểm đặc biệt ở anh đó là thân trên chuyển động rất mạnh khi chạy, suốt quãng đường đua toàn thân anh như căng thẳng quá độ, đặc biệt là ở 200 mét cuối thì toàn thân anh, từ dáng chạy đến biểu hiện của khuôn mặt như bị điện giật vậy, cho người xem cảm giác như trung tâm của anh không vững mới xuất hiện điều này. Đến nỗi bạn anh xem anh thi đấu đều không nhịn cười được. Như vậy, bạn cho rằng dáng chạy của Amos sai ở chỗ nào?

Từ góc độ thành tích mà nói, Amos là người chạy nhanh thứ ba trong lịch sử nội dung 800 mét, anh từng giành huy chương bạc tại Olympic Luân Đôn 2012 nội dung rút 800 mét, và tấm huy chương này của anh là tấm huy chương đầu tiên trong lịch sử của Botswana.

Nijel Amos với dáng chạy toàn thân căng thẳng, đặc biệt ở khoảng 200 mét cuối, nét mặt và dáng chạy của anh càng khủng khiếp. (Ảnh: Sport Elite)

Chấn thương thể thao

Trên thực tế, hai chữ có thể tổng kết nguyên nhân gây ra chấn thương cho các runner, đó là “tiếp đất”. Những chấn thương liên quan đến bắp chân, đùi, mông, khớp gối, mắt cá chân, bàn chân đều xuất phát từ phương pháp tiếp đất, ngay cả vùng hông hay thậm chí lưng chấn thương đều không thoát khỏi mối liên quan với cách tiếp đất.

Thự ra thì chấn thương thể thao đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chế độ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng,...Tuy nhiên, truy cho đến cùng thì vẫn quay về phương pháp tiếp đất, bởi vì thậm chí chế độ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng không đủ thì chỉ cần không chạy là sẽ không chấn thương. Tương tự, chỉ cần không tiếp đất, chân bạn thực hiện bất kỳ động tác nào không chạm đất thì cũng sẽ không hề gây chấn thương, bởi vì việc tiếp đất sẽ dẫn đến cơ thể phải hấp thụ một phản lực đến từ sự va chạm giữa chân và mặt đất.

Đây cũng có thể giải thích cho hiện tượng nghỉ ngơi hay giảm khối lượng chạy sẽ có tác dụng hồi phục cho người chạy, bởi trong khoảng thời gian này chân họ giảm hẳn sự tiếp xúc với mặt đất, hạn chế sự hấp thu phản lực từ động tác tiếp đất. Để giảm đi thời gian tiếp đất của chân, nhiều vận động viên tập chạy dưới nước để thúc đẩy quá trình hồi phục, mục đích không phải để có được một tư thế chạy tốt trên mặt đất sau khi rời khỏi môi trường nước, mà chủ yếu là để giảm đến mức tối thiểu lực tác dụng từ mặt đất đến cơ thể khi tiếp đất.

Một số vận động viên thực hiện chạy trong bể bơi để hỗ trợ quá trình hồi phục cơ thể sau khi chấn thương nhằm hạn chế lực tác động của mặt đất lên cơ thể. (Ảnh: Sport Elite)

⚠️ Những điều cần lưu ý

Mặc dù bài viết hôm nay không thể hướng dẫn bạn tìm được dáng chạy hoàn hảo nhất, cũng không thể giải thích với bạn rằng rốt cuộc nên tiếp đất bằng mũi, lòng bàn chân hay gót chân sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nó có thể cung cấp cho bạn một số lưu ý nho nhỏ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương liên quan đến dáng chạy.

Điểm đầu tiên cần chú ý đó là “Tần suất sải chân” (Stride Rate hoặc Stride Frequency). Nếu như tần suất sải chân quá thấp, chân sẽ dừng lại trên mặt đất càng lâu, hấp thu càng nhiều phản lực từ mặt đất, và cũng rất dễ chấn thương. Tần suất sải chân lý tưởng là 180 bước/phút. Song, tần suất sải chân không được quá nhanh, chẳng hạn các vận động viên nước rút có thể đạt đến 250 bước/phút, nhưng tần suất quá cao thì khó có thể chạy đường dài được.

Vậy thì làm sao cải thiện tần suất sải chân?

Cách thứ nhất, các bài tập chạy nâng cao tần suất chạy, ví dụ như chạy bước nhỏ, nâng cao đùi,...

Cách thứ hai đó là nâng tốc độ chạy lên một tí, đừng nên tập chạy chậm mỗi buổi tập, bởi vì tốc độ càng chậm chúng ta sẽ không cần thiết phải hoàn thành sớm bài tập, làm cho chân sẽ ngừng lại trên mặt đất càng lâu. Và khi thực hiện các bài chạy gián đoạn (interval), cần phải tăng tốc rút ngắn thời gian chân tiếp xúc mặt đất. Do đó, việc xen kẽ các bài tập chạy nhanh và chậm với nhau sẽ mang lại sự tốc nhất cho đôi chân.

Nhưng trên thực tế, việc nâng tần suất nhằm làm giảm phản lực cũng có giới hạn, vì vậy cần phải kết hợp với hai yếu tố then chốt thứ hai, đó là “tiếp đất nhẹ nhàng”, nếu như tần suất sải chân cao nhưng lại tiếp đất mạnh thì sẽ không tốt cho chân. Vì vậy việc nâng tần suất sải chân lên cần phải kết hợp với tiếp đất nhẹ nhàng thì mới có thể như hổ thêm cánh. Việc tiếp đất nhẹ nhàng không những giúp kiểm soát lực tiếp đất, mà khi tiếp đất kéo gần khoảng cách với trọng tâm cơ thể sẽ giúp cho mỗi bước chạy trở nên nhẹ nhàng hơn.

Việc kết hợp điều chỉnh tần suất sải bước với tiếp đất nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể ít chấn thương hơn. (Ảnh: Sport Elite)

Kết luận

Không ít runner quá chú trọng đến dáng chạy mà quên đi tính thực dụng của nó, bởi vì một dáng chạy tốt có thể giúp chúng ta tránh khỏi chấn thương, từ đó có thể chạy nhanh hơn, xa hơn, chứ không phải giúp chúng ta trông “đẹp mắt” hơn. Nói cho đến cùng, thấy được mà không dùng được thì cũng không có ý nghĩa gì.

Tất nhiên, ad cũng không kêu gọi các bạn không nên để ý đến dáng chạy, cho dù dáng chạy của bạn trông kỳ quái đến đâu, nhưng nếu không gây chấn thương cho cơ thể thì cũng có thể không cần chỉnh sửa. Tóm lại, cấu tạo của mỗi người không như nhau, vốn không hề tồn tại dáng chạy hoàn hảo nào cả, nhưng nếu chúng ta vẫn khăng khăng muốn thay đổi sao cho dáng chạy giống như Eliud Kipchoge, dáng chạy đẹp nhưng lại dễ dẫn đến chấn thương thì tại sao phải tự làm khổ mình, phải không nào?

Cấu tạo mỗi người không giống nhau, trên thực tế không hề tồn tại một dáng chạy hoàn mỹ nào cả, điều quan trọng nhất đó là tìm ra dáng chạy thích hợp với bạn nhất là được. (Video: Youtube)

Cuối cùng, ad xin tóm gọn lại nội dung hôm nay một chút: Đầu tiên, chấn thương trong chạy bộ đều xuất phát từ cách tiếp đất; thứ hai, nâng cao tần suất sải chân, tiếp đất nhẹ nhàng có thể làm giảm phản lực của mặt đất lên cơ thể; thứ ba, chỉ cần chạy thoải mái thì không cần thiết phải thay đổi dáng chạy hiện tại của bạn.

Không biết các bạn sau khi đọc xong bài viết này, liệu có phát hiện rằng dáng chạy của mình đẹp hơn nhiều vận động viên pro nhiều không nhỉ?


Theo Running Biji